"

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân

Thứ bảy - 10/10/2020 13:10 245 0
Trong tâm thức của người Hải Phòng, Nữ tướng Lê Chân được coi là “Thành hoàng” đất Cảng. Công lao to lớn của bà trong khai khẩn, mở mang vùng đất này, cũng như trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc... mãi được khắc ghi.

Nguồn gốc lễ hội

Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân đem theo binh lính gia nhập nghĩa quân. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc anh tài thì phong là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Trưng Nhị tiến đánh Tô Định, làm nên chiến thắng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Nữ tướng Lê Chân được ban chức Chưởng quản binh quyền coi giữ vùng hải tần (duyên hải đông bắc). Sau đó, bà quay về vùng An Biên, tiếp tục mở mang đất đai, phát triển sản xuất, xây dựng làng mạc trù phú và tiếp tục luyện rèn lực lượng, đào hào, đắp lũy, trấn giữ vùng trọng yếu phía đông Tổ quốc...

3415 vh 7

Người dân đất Cảng tưng bừng mở hội với lòng tri ân sâu sắc Nữ tướng Lê Chân

Lưu giữ và phát huy di sản truyền thống

Để tưởng nhớ công đức to lớn của bà, Nhân dân đã tôn vinh bà là Thánh mẫu. Hàng năm, cứ đến ngày 8/2 (âm lịch), ngày Khánh hạ (ngày thắng trận) và ngày Thánh hóa, Nhân dân quận Lê Chân đều tổ chức lễ hội với lòng thành kính tri ân.

Lễ hội được khởi đầu với đoàn rước từ đền Nghè - nơi người dân đã lập đền thờ bà và đã được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia. Đây cũng là chốn linh thiêng mà đông đảo người dân Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận thường về đây thắp hương, tưởng nhớ vào các dịp lễ trọng và ngày rằm, mồng một Âm lịch hằng tháng.

Đoàn rước đến đình An Biên - một công trình kiến trúc cổ kính phản ánh truyền thống văn hóa và tín ngưỡng cổ truyền của cộng đồng cư dân làng An Biên xưa, cũng là nơi thờ Thành hoàng - Nữ tướng Lê Chân. Từ đó, đoàn rước với trống dong, cờ mở và các nghi lễ truyền thống được tái hiện như: múa lân, trống, chiêng, bát biểu, kiệu long đình, đoàn nhạc bát âm, đội tế nữ quan, đoàn dâng lễ cùng đông đảo các tầng lớp Nhân dân… tiến về nơi tổ chức lễ hội ngay chân tượng Nữ tướng Lê Chân.

Ngày 10/3/2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông báo mời họp
Quy hoạch sử dụng đất
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chỉ đạo điều hành
an toàn thông tin
đấu thầu
khen thưởng
biểu mẫu
TT pháp luật
Thăm dò ý kiến

Đánh giá mức độ hành lòng của người dân về Dịch vụ công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay257
  • Tháng hiện tại22,639
  • Tổng lượt truy cập699,062
Trần Mạnh Hùng BLOG
Đăng nhập quản trị viên
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây